Site Loading

Hăm ở trẻ, cách phòng và xử trí

Hăm là hiện tượng da của em bé bị ửng đỏ, thường biểu hiện ở dạng mảng đỏ, gây đau và rát. Bé bị hăm sẽ khó chịu vì ngứa ngáy, đau nên hay quấy khóc, bỏ chơi. Bé lớn hơn chút thì hay cào tay vào tã vì bé bị ngứa..

2 0
Read Time:2 Minute, 49 Second

Dấu hiệu, biểu hiện:

  • Hăm là hiện tượng da của em bé bị ửng đỏ, thường biểu hiện ở dạng mảng đỏ, gây đau và rát.
  • Bé bị hăm sẽ khó chịu vì ngứa ngáy, đau nên hay quấy khóc, bỏ chơi. Bé lớn hơn chút thì hay cào tay vào tã vì bé bị ngứa.
  • Nếu tình trạng nặng có thể xuất hiện vết loét, chảy dịch ở chỗ bị hăm.

Khu vực hay xảy ra hăm : Hai bên bẹn, mông, đùi trên.

Nguyên nhân:

  • Em bé không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiểu hoặc ị đùn, da bé sẽ tiếp xúc lâu với nước tiểu và phân, bị các vi khuẩn bám vào da làm cho da bị kích ứng.
  • Em bé bị nhiễm nấm, khuẩn. Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển vì vùng dưới của em bé được bọc trong tã nên có thể gây ẩm ướt, không thoáng khí.
  • Tã được sử dụng quá lâu chưa thay, điều này dễ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển vì nước tiểu của em bé đầy, gây ứ và có thể tràn ra ngoài bỉm tã.
  • Bỉm nhỏ hoặc quấn tã quá chặt làm bí khí, da trẻ có thể bị kích ứng.
  • Ngoài ra còn một nguyên nhân ở bỉm tã kém chất lượng, không thấm hút tốt để nước tiểu bám vào da em bé. Một số loại bỉm tã có thể chứa các chất gây kích ứng với làn da rất nhạy cảm của bé.

Cách phòng hăm cho bé:

  • Luôn giữ vùng dưới của em bé sạch, khô trước và sau khi thay tã, bỉm, khi thay tã cho em bé, mẹ hãy dùng khăn vải mềm thấm nước ấm nhẹ nhàng lau sạch vùng da cho em bé, đợi khô hoàn toàn mới mặc tã, bỉm mới cho bé.
  • Thay tã cho em bé đều đặn, thường sau 3-4 tiếng. Nếu bé ị đùn mẹ hãy thay bỉm, tã và rửa sạch sẽ ngay cho bé khi em bé ị xong.
  • Hãy luôn kiểm tra tã, bỉm cho trẻ, nhất là khi trẻ có hiện tượng bất thường như quấy khóc, bỏ bú.

Cách trị hăm cho bé:

  • Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, lá thảo dược (lá ổi, mướp đắng, trà xanh, trầu không,…) để tắm rửa cho em bé, các loại lá này có tác dụng diệt khuẩn, nấm trên da. Sau khi tắm, lau khô cho bé và thoa nhẹ dầu dừa, có tác dụng kháng khuẩn, ngăn hăm rất tốt.
  • Sữa mẹ cũng có tác dụng rất tốt, xoa vài giọt sữa mẹ lên vùng bị hăm.
  • Sử dụng kem chống, trị hăm. Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, sử dụng đơn giản, hiệu quả và tốn ít thời gian.

Một loại kem trị hăm bôi da thông dụng cho bé mà mình từng dùng các mẹ có thể tham khảo nhé: Link sp trên shopee

Các mẹ chú ý nếu tình trạng hăm của bé không cải thiện, vùng da bé bị nổi ban nhiều hoặc xuất hiện vết loát, mủ thì phải đưa bé đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa nhi để các bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn các mẹ nhé !

Happy
Happy
100 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
100%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

3 thoughts on “Hăm ở trẻ, cách phòng và xử trí

  1. Trước m mua loại kem chống hăm tuýp dài trắng sọc xanh của Nhật, sau thấy mấy chị ở cơ quan mách nên chuyển sang loại soducrem, thấy hợp với bé nhà m hơn.

    1. Đúng rồi bạn, loại này mình thấy nhạy hơn. Trước mình cũng dùng mấy loại bôi cho nhóc nhà mình sau chuyển hẳn sang loại này, dùng bôi muỗi đốt luôn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

has been added to your cart

View Cart
X