Site Loading

Đi mẫu giáo và nỗi lo chia cắt của trẻ

Có con là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn, nhưng con trẻ sẽ dần khôn lớn và cũng xa dần vòng tay cha mẹ. Bạn sợ phải xa con, sợ con đi nhà trẻ sẽ khóc, bạn chưa biết làm như thế nào cả. .. Mình cũng từng như vậy nên đọc được bài viết hay liền chia sẻ tới mọi người…

0 0
Read Time:5 Minute, 51 Second

Nhiều sự quan tâm lo lắng về những thay đổi hành vi các bé sau khi đi nhà trẻ về nhà hoặc sau 1 kì nghỉ hè quay lại trường. Biểu hiện các bé có vẻ buồn hơn, ít líu lo hơn, hay khóc, nằm một mình. Sáng hôm sau, trước giờ đi học, bé trốn tránh, khóc hoặc bám mẹ không muốn đến lớp.Những biểu hiện có khi kéo dài chỉ vài ngày, hoặc vài tuần hoặc lâu hơn, thậm chí 1 năm. Liệu những biểu hiện này có gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé sau này? Liệu có nên ngưng cho các bé đến lớp, đợi 1 thời gian nữa cho các bé lớn hơn?

BIẾT VỀ SỰ CHIA CẮT

Mỗi đứa trẻ đều phát triển kỹ năng này từ khoảng 6-8 tháng tuổi, các bé sẽ biết phân biệt ai là người thường xuyên chăm sóc/nuông chiều bé nhất. Khi bé qua 9 tháng tuổi, hình ảnh của người này có thể lưu lại trong não bộ của bé đủ lâu để nhận ra là khi nào người này vắng mặt. Tuy nhiên, trước khi bé 3 tuổi bé chưa hiểu được quy trình của sự vắng mặt, tức là bé không biết liệu khi nào cha mẹ bé quay lại. Điều này gây ra 1 thay đổi về tâm lý, gọi là “Nỗi lo chia cắt”, viết tắt là SA. Những tình huống khác bé cũng trải nghiệm SA, ví dụ như lúc bé ngủ về đêm, do thời gian ngủ ban đêm cũng thường quá dài (tầm 8-10 tiếng), do đó bé cũng có trải nghiệm SA và bạn sẽ thấy bé hay cựa quậy, lăn lộn, thức giấc khóc đòi bú (nhưng thực tế nhiều bé không bú). Khi đi nhà trẻ vào thời gian đầu, bé sẽ có trải nghiệm SA này. Cứ tưởng tượng là tự nhiên bạn thấy một người thân bỏ đi, nhưng không biết khi nào người này quay lại, thì bạn sẽ có cảm giác SA này. Bé cũng y như vậy.

LIỆU S.A CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA BÉ

S.A là một trang thái chuyển tiếp tâm lý bình thường. Nó còn được gọi là giai đoạn học hỏi để phát triển về tâm lý trong sự hiện diện và vắng mặt của các sự kiện diễn ra kích thích tâm lý, mà mọi đứa trẻ phải trải qua trong đời. Vượt qua hoặc học hỏi SA tốt có thể làm đứa trẻ thích nghi với tình huống chia cắt phức tạp hơn khi bé lớn.SA được xem là 1 giai đoạn phát triển mới của trẻ về tâm sinh lý. Tuy nhiên trẻ vẫn cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong việc ủng hộ, kiên quyết và yêu thương trẻ để vượt qua SA bởi vì SA có thể chuyển sang 1 giai đoạn nặng hơn gọi là rối loạn SA (SAD). Trẻ SAD có thể có biểu hiện đặc trưng như thường bày tỏ đau bụng hoặc nhức đầu vào mỗi buổi sáng đi học. SAD không biến thành “nỗi sợ đi học thực sự”, chỉ đơn thuần là “bé quá lo lắng về chia cắt hơn SA bình thường”. Bé SAD cần thêm 1 vài hỗ trợ từ chuyên gia, chỉ là những hỗ trợ rất cơ bản về cách nói chuyện và giúp trẻ tham gia sinh hoạt nhóm, không cần dùng thuốc hỗ trợ.

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN QUA GIAI ĐOẠN SA NHƯ THẾ NÀO?

Cha mẹ cần hiểu: mọi đứa trẻ đều trải qua SA như 1 phần trong sự phát triển tâm lý bình thường của bé. Dĩ nhiên, sau khi đi học, tối về bé khó ngủ hay ít nói là những biểu hiện bình thường của SA. Để giúp bé phát triển qua SA và hạn chế trẻ có thể “quá lo lắng” (SAD), cha mẹ có thể hỗ trợ bé bằng một số cách sau:

1. Đừng xoáy sâu vào nỗi lo lắng của bé. Ví dụ, khi bé đi học về, nếu bé buồn và ít nói, bạn có thể bắt chuyện với bé bằng cách hỏi thăm về món đồ chơi bé chơi lúc ở lớp, đừng hỏi về cô giáo hay bạn bè của bé vì giai đoạn đầu SA nguồn lo lắng chính của bé là “chưa quen cô giáo hay bạn bè”, mà bé chỉ quen được với đồ chơi thôi. Dĩ nhiên, bạn nên hỏi cô giáo của bé trước để biết bé thường chơi món đồ gì trên lớp.

2. Hãy để bé biết là bạn sẽ quay lại đón bé. Nỗi lo lắng của SA là nằm ở việc bé không biết khi nào bạn quay lại. Bạn hãy dẫn bé đến trường, hôn và chào tạm biệt bé 1 lần (đừng làm nhiều lần). Bạn quay sang nói với cô giáo “chị sẽ đón bé sau 3 tiếng nữa nhé!” Rồi bạn quay xuống bảo bé ” mẹ sẽ đón con sau 3 tiếng nữa nhé”. Điều này bé sẽ tự điều chỉnh là “mẹ đã xác nhận quay lại”. Lưu ý là bạn phải quay lại đúng số giờ bạn hứa. Nếu bé đi học nguyên ngày thì bạn không nên nói giờ, chỉ nói buổi. VD: Chiều mẹ đón con, đón sớm nhất nhé! (Nhớ là bạn nên đến sớm nhất, trước khi bé ra khỏi lớp. Điều này rất quan trọng cho ít nhất 4 tuần đầu tiên đi học của bé)

3. Khi bé 10-13 tháng, nếu bé chưa đi học, bạn có thể thường xuyên chơi trò “trốn tìm” với bé để bé quen sự vắng mặt và quay lại của bạn. Trò chơi đơn giản từ việc : dùng 1 tấm khăn bịt mắt, sau đó mở khăn không thấy bạn đâu. Bạn đếm đến 10 rồi xuất hiện trở lại. Bé tham gia trò này sẽ rất vui và dần quen việc vắng mặt và có quay lại của bạn. Nếu bé đã đi học, bạn vẫn có thể cho bé chơi trò này, nhưng bằng cách khác: Dẫn bé ra công viên, chơi trốn tìm đằng sau những vật dụng, để bé đi tìm. Nhớ là phải tạo điều kiện cho bé tìm thấy, không nên trốn mà bé khó tìm thấy thì sẽ không thành công.

THỜI GIAN RÈN LUYỆN S.A

Trên thực tế trẻ từ 6-20 tháng tuổi là phát triển SA như 1 chuỗi quy trình cần có của tâm lý trẻ. Nếu bạn phải gửi trẻ đến lớp trong giai đoạn này thì nên chọn 2 thời điểm thuận lợi nhất là 2-3 tuần trước khi 13 tháng tuổi hoặc sau 2-3 tuần từ 18 tháng tuổi. Giai đoạn từ 13-18 tháng tuổi là giai đoạn bé dễ trải nghiệm SA rất mãnh liệt vì trùng với giai đoạn phát triển của nhận thức trong não bộ.

Nguồn : Tổng hợp

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

has been added to your cart

View Cart
X